Thầy Phạm Vũ Việt & câu chuyện về những trăn trở trong công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Giáo dục Cuộc sống
Là một giáo viên với 14 năm trực tiếp giảng dạy, đồng thời 10 năm là Bí thư Đoàn trường THPT Thanh Oai A và là Co – Founder công ty cổ phần khai phá tiềm năng và định hướng phát triển sự nghiệp Orica.

Tôi luôn mang trong mình khát vọng và hoài bão với mong muốn có thể giúp cho các em học sinh là học trò của mình nói riêng và những học sinh trên cả nước nói chung có được những định hướng rõ ràng về tương lai, về sự nghiệp để lựa chọn được đúng ngành, đúng trường, đúng việc, đúng nghề phù hợp với bản thân của các em. Giúp các em có thể hiểu về chính mình, được vui vẻ, đam mê trong công việc, được mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống, được thành công, thịnh vượng trong sự nghiệp.

Tôi mong muốn không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn có thể hướng dẫn các em trên con đường tìm kiếm và xác định sự nghiệp tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các em, và cũng chính là mong muốn đóng góp lớn nhất của tôi cho thế hệ trẻ.

(thầy Việt chia sẻ…)

z5568461921485-1ed220835e9307d22949aa96f9c584c5-1719206862.jpg

Thực trạng hiện nay

Hiện nay, rất nhiều học sinh đang loay hoay, băn khoăn trong việc chọn ngành, chọn trường. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các em thiếu sự thấu hiểu về chính bản thân mình, không biết chính xác đâu là thế mạnh, sở thích của mình là gì? Không biết mình thực sự cần gì và muốn gì và con người mà mình muốn trở thành trong tương lai là ai? Đồng thời thiếu những thông tin chính xác và đầy đủ về các ngành nghề, chưa hiểu rõ về bản thân, thiếu sự tư vấn và định hướng kịp thời từ gia đình, nhà trường. Điều này dẫn đến việc nhiều em chọn ngành học không phù hợp với khả năng và đam mê, ảnh hưởng lớn đến tương lai và sự nghiệp của các em.

Trăn trở và mong muốn

Nhìn thấy những khó khăn này, tôi không khỏi trăn trở. Là một người thầy, tôi hiểu rằng công tác hướng nghiệp không chỉ đơn giản là cung cấp thông tin về các ngành nghề, mà còn phải giúp học sinh tự nhận thức được năng lực, sở thích, và giá trị của bản thân. Tôi mong muốn có thể tổ chức nhiều hoạt động tư vấn hướng nghiệp hơn nữa và mời các chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm thực tế các ngành nghề.

z5569272431896-bd426ccf88e8d3e55bcf19a2c4abaf6a-1719217442.jpg

Đóng góp và giải pháp

  1. Tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp: Mời các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn trực tiếp cho học sinh.
  2. Xây dựng chương trình hướng nghiệp thực tế: Tổ chức các chuyến tham quan, thực tế tại các doanh nghiệp, trường đại học để học sinh có cái nhìn thực tế về công việc và môi trường làm việc.
  3. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm: Thúc đẩy các hoạt động ngoại khóa, dự án nhóm, và các cuộc thi liên quan đến nghề nghiệp để các em có cơ hội phát triển kỹ năng mềm và hiểu rõ hơn về bản thân.
  4. Phối hợp với gia đình: Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong công tác hướng nghiệp, giúp phụ huynh hiểu và hỗ trợ con em mình trong việc chọn ngành, chọn nghề
z5569272463509-7c24b4432864208b5fda6892f897bda5-1719217442.jpg

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Tôi tin rằng, với sự nỗ lực và tâm huyết của bản thân cùng với sự hỗ trợ từ nhà trường, gia đình và xã hội, chúng ta có thể giúp các em học sinh tìm ra con đường phù hợp nhất với khả năng và đam mê của mình, từ đó xây dựng một tương lai tươi sáng và bền vững hơn.

Công Vinh